Gia đình Tùng thuộc diện khó khăn của thôn Đống Cầu, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm (Hà Nam). Từ nhỏ tới lớn, em chỉ biết nhà mình làm nông để sống, dựa vào ruộng đồng mà có cái ăn. Ngoài ra, bố em còn làm thêm một vài việc lao động chân tay lặt vặt để trang trải chi phí sinh hoạt.
Cách đây 4 năm, bố của Tùng, ông Lại Văn Tiếp (45 tuổi) bất ngờ gặp tai nạn giao thông chấn thương đốt sống cổ, dẫn đến liệt tứ chi. Mặc dù lúc này đang là năm học cuối cấp nhưng Tùng quyết định gác lại việc học để chăm sóc bố, cho mẹ có thời gian chạy vạy xoay sở lo tiền chữa bệnh. Do không có bảo hiểm y tế, chi phí điều trị của ông Tiếp lên tới 200 triệu đồng.
Chấn thương quá nặng khiến ông Tiếp phải sống cảnh tàn tật suốt đời. Trụ cột kinh tế không còn, Tùng ra Hà Nội bươn trải, vừa học vừa làm nghề cắt tóc. Chưa được bao lâu thì tình hình dịch Covid-19 diễn tiến phức tạp, em đành trở về quê đợi vãn dịch sẽ tính tiếp.
Do thời gian dịch kéo dài quá lâu, Tùng đành xin làm cho một khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Tuy nhiên, khi vừa đi khám sức khoẻ tổng quát tại Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Liêm, các bác sĩ phát hiện dấu hiệu bất thường trong công thức máu của Tùng, khuyên em nên đến Viện huyết học và truyền máu Trung ương để làm thêm các xét nghiệm khác.
Tại viện huyết học, qua chẩn đoán xét nghiệm máu, tiến hành chọc tuỷ, bác sĩ kết luận Tùng bị bệnh bạch cầu mạn dòng tủy. Đây là một dạng ung thư hiếm gặp ở tủy xương.
Căn bệnh hiểm nghèo ập đến quá nhanh khiến người thanh niên hết sức ngỡ ngàng. Em cố tỏ ra mạnh mẽ, xin các bác sĩ cho thuốc về uống một thời gian để tìm cách trả nợ khoản vay lo cho bố trước kia. Không những vậy, do Tùng cũng không có bảo hiểm y tế, chi phí chữa bệnh cho em sẽ hết sức tốn kém. Việc này càng có nguy cơ đẩy gia đình em vào cảnh khốn cùng.
Đứng trước căn bệnh hiểm nghèo, Tùng chia sẻ: “Em chẳng lo về bệnh vì em thấy mình vẫn đủ lạc quan. Nhưng em lo tiền điều trị nhiều lắm. Các bác sĩ nói bệnh của em sẽ về lâu về dài chứ không phải chốc lát. Giờ nhà em nợ quá nhiều rồi, em đi chữa bệnh lại thêm một khoản, không biết vay ở đâu ra nữa. Em gái em 18 tuổi cũng nghỉ học, đi làm kiếm tiền phụ thêm...”.
Dù lạc quan đến mấy, Tùng vẫn hiểu căn bệnh mình mắc phải rất nghiêm trọng. Em vẫn cố trì hoãn thời gian nhập viện để mẹ cùng các em xoay sở thêm chút tiền. Lúc này đây, số phận của Tùng đang hết sức mong manh bởi nếu tiếp tục chậm trễ việc điều trị thì rất có thể, căn bệnh ung thư máu sẽ biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng. Chàng trai 23 tuổi vẫn cố gắng cầm cự từng ngày cho gia đình bớt đi gánh nặng được lúc nào hay lúc ấy.
Theo xác nhận từ lãnh đạo xã Liêm Túc, hoàn cảnh gia đình em Lại Thanh Tùng thuộc diện rất khó khăn ở địa phương. Bố bị tai nạn nằm liệt giường giờ đến lượt con trai mắc bệnh ung thư khiến cho gia đình rơi vào cảnh khốn cùng. Rất mong em nhận được sự quan tâm từ phía bạn đọc.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Em Lại Thanh Tùng, Thôn Đống Cầu, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Số điện thoại: 0862544698. 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2022.316(em Lại Thanh Tùng) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
9 tháng đầu năm, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM đã ban hành 137 văn bản triển khai thực hiện các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó, chỉ đạo thực hiện các hoạt động trọng tâm trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm được tăng cường với 15.270 cơ sở được thanh tra, kiểm tra. Trong đó, phát hiện 734 cơ sở vi phạm, xử phạt 396 cơ sở với tổng số tiền hơn 10 tỷ đồng, buộc tiêu hủy 80 tấn sản phẩm.
Ngoài ra, Ban quản lý phối hợp với đoàn kiểm tra của địa phương tham gia đoàn kiểm tra liên ngành phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn, tiến hành kiểm tra 7.213 lượt xe.
Cục Quản lý thị trường tham gia Đoàn Liên ngành phòng chống dịch bệnh gia cầm, gia súc đi kiểm tra 33.100 vụ, phát hiện 40 vụ vi phạm về kiểm dịch và các quy định về thú y trong quá trình vận chuyển.
Tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc Môn, Bình Điền, cơ quan chức năng đã xử phạt 26 trường hợp với số tiền phạt gần 170 triệu đồng.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm TP.HCM, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm vẫn thường xuyên được chú trọng, tăng cường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng cũng như đưa ra các thông tin cảnh báo kịp thời đối với các mối nguy gây mất an toàn thực phẩm.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đột xuất kiểm tra đột xuất tại chợ Bình Điền – chợ đầu mối lớn nhất trên địa bàn. Ảnh: Hồ Văn |
Đẩy mạnh giám sát thực phẩm vào cuối năm
Trong 3 tháng cuối năm, thành phố sẽ xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đối với công tác tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố.
Tăng cường công tác thông tin, giáo dục và truyền thông, huy động tối đa các kênh tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như các kiến thức trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm đến người dân.
Đặc biệt là tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định về cách sử dụng thực phẩm an toàn, các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh.
Thành phố sẽ đẩy mạnh việc giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và giám sát an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường. Qua đó, có đánh giá nguy cơ về đảm bảo an toàn thực phẩm và tăng cường năng lực của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm; ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng ngộ độc thực phẩm cấp tính.
Theo kế hoạch, TP.HCM sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã đề ra, giám sát việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm đối với các cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm, xử lý nghiêm theo pháp luật.
Để đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hoá lưu thông trên thị trường, hoạt động lấy mẫu kiểm nghiệm sẽ được triển khai thường xuyên, từ đó có hướng xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm cũng như có cảnh báo an toàn thực phẩm kịp thời đối với người tiêu dùng.
Cùng với đó, công tác phát triển chuỗi thực phẩm an toàn được chú trọng bằng việc tham mưu cho UBND TP.HCM tiếp tục triển khai các đề án liên quan; tổ chức thẩm định và cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm chuỗi; thu hồi các giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia đề án “Chuỗi thực phẩm an toàn” hết hiệu lực…
Trong chiến lược dài hạn, Ban Chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm TP.HCM xây dựng các đề án, đảm bảo an toàn thực phẩm, phát triển vùng nguyên liệu sản xuất thực phẩm an toàn, ký kết với Sở Nông nghiệp tại 15 tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ trong giai đoạn 2021-2025.
Minh Tú
" alt=""/>9 tháng, TP.HCM xử phạt gần 400 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm"4 ấm" bao gồm:
1. Bàn tay ấm: Giữ bàn tay con ấm, không bị lạnh, không đổ mồ hôi.
2. Lưng ấm: Cũng như bàn tay, lưng trẻ cần được giữ ấm vừa phải vì nếu đổ mồ hơi ở lưng và không được lau kịp thời, mồ hôi sẽ thấm ngược vào trong cơ thể trẻ, dẫn đến nhiễm lạnh. Nếu bố mẹ thấy cổ và lưng của trẻ lạnh, điều đó có nghĩa con cần được mặc thêm quần áo.
3. Bụng ấm: Bụng được giữ ấm sẽ giúp bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu bụng lạnh, dạ dày lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của con.
4. Bàn chân ấm: Bàn chân là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất trong cơ thể bé bởi vì dưới bàn chân có rất nhiều mạch và huyệt. Nếu bàn chân không được giữ ấm, trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp.
Vì vậy người chăm sóc trẻ cần lưu ý giữ ấm đôi bàn chân của trẻ trong những ngày rét kỉ lục này, đi tất cho bé dù ở trong nhà, đi thêm giày khi ra ngoài.
"1 lạnh" như thế nào?
Không vì trời lạnh mà bố mẹ trùm kín đầu trẻ suốt cả ngày. Theo các chuyên gia, khi ở trong nhà, để đầu trẻ thông thoáng, thoải mái, không cần đội mũ. Chỉ khi đi ra ngoài, trẻ mới cần đội mũ để giữ ấm.
Lưu ý khi giữ ấm cho trẻ trong ngày lạnh:
- Mặc quần áo theo lớp: Một số mẹ thấy trời lạnh thường mặc áo len, áo khoác dày cho trẻ nhưng đây không phải cách mặc đồ lý tưởng cho trẻ. Cách tốt nhất là mặc đồ theo lớp để dễ dàng điều chỉnh quần áo phù hợp với nhiệt độ cơ thể trẻ. Đảm bảo không mặc quá 4 lớp áo, nếu không trẻ sẽ cảm thấy khó cử động và bí bách, thậm chí ra mồ hôi.
Lớp quần áo trong cùng nên cho trẻ mặc các loại áo quần phông, cotton ôm khít cơ thể, tiếp theo là áo len, áo khoác, khi đi ra ngoài trẻ cần thêm mũ và găng tay. Khi đi ngủ, trẻ cần đắp thêm chăn hoặc dùng túi ngủ.
- Mặc quần áo từ từ: Khi thời tiết chuyển lạnh, không nên ngay lập tức cho em bé mặc quần áo quá dày đột ngột. Mẹ nên để bé mặc nhiều đồ dần dần và từ từ tăng thêm số lượng. Việc này sẽ giúp trẻ cải thiện khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.
- Không ủ hay quấn trẻ quá mức: Việc quấn bé quá nhiều lớp có thể cản trở quá trình hô hấp của trẻ. Tránh sử dụng những chiếc khăn dài quanh cổ hoặc mặt của em bé; thay vào đó, che chắn trẻ khỏi những cơn gió nhẹ với sự trợ giúp của xe đẩy hoặc đưa trẻ vào nơi kín gió.
- Những thứ cần tránh: chăn dày và nặng; nệm mềm và nhẹ; chăn điện hay đệm điện, máy sưởi... Đây là những đồ vật có thể khiến trẻ đối mặt nguy cơ nghẹt thở, bỏng hay mắc kẹt.
Bác sĩ Phí Xuân Thi(Khoa Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh)